Diệt mối bằng phương pháp sinh học

Diệt mối bằng phương pháp sinh học khiến mối bị bội nhiễm và lây cho bầy đàn trong tổ giúp tiêu diệt mối tận gốc.

Diệt mối bằng phương pháp sinh học là công nghệ diệt mối tận gốc hiệu quả, phổ biến áp dụng theo cơ chế dùng chế phẩm công nghệ sinh học tác động lên quá trình hoạt động, sinh trưởng của mối theo cơ chế lan truyền. Khiến chúng bị cản trở quá trình tổng hợp và rối loạn quá trình trao đổi chất, dẫn đến lực lượng mối sinh sản sẽ dần bị tiêu diệt và tổ mối bị diệt tận gốc.

Diệt mối bằng phương pháp sinh học là biện pháp được áp dụng phổ biến nhất trên thế giới hiện nay. Nhiều nước tiên tiến trên thế giới như Mỹ, Pháp, Úc, Brazin, Chi lê… cũng áp dụng phương pháp này. Bởi công nghệ này mang lại hiệu quả diệt mối tận gốc cao, an toàn và không gây ô nhiễm môi trường cũng như ảnh hưởng tới sức khỏe của con người, vật nuôi…

1. Đặt hộp nhử để diệt mối

Sau khi tiến hành điều tra, khảo sát hiện trường sẽ giúp chúng ta xác định được vị trí, đường đi, hoạt động kiếm ăn của mối. Đồng thời cũng đánh giá đuợc mức độ, phạm vi và loại mối đang hiện hữu.

Từ đó, có phương án sử dụng loại bả sinh học, mồi nhử hữu hiệu và xác định số lượng hộp nhử cũng như vị trí đặt để diệt mối hiệu quả. Chú ý đặt hộp nhử ở vị trí yên tĩnh, không di chuyển và tuyệt đối không bóc hộp nhử.

 

Diệt mối bằng phương pháp sinh học
Diệt mối bằng phương pháp sinh học

Trong khoảng thời gian 10 – 15 ngày đặt hộp nhử, có thể kiểm tra điều chỉnh để hút lượng mối vào hộp nhử nhiều nhất. Dấu hiệu có nhiều đường mối ăn xung quanh hộp nhử là lúc hộp nhử đã chứa nhiều mối ăn.

Khâu đặt hộp nhử đóng vai trò quan trọng trong việc quyết định thành công của quá trình diệt mối bằng phương pháp sinh học.

2. Phun thuốc diệt mối

Những hộp nhử được phun thuốc diệt mối tận gốc nhưng không tiêu diệt mối tại nơi phun mà khi mối về tổ mới chết và lây truyền cho hệ thống cả tổ mối.

Do vậy, diệt mối bằng phương pháp sinh học đạt yêu cầu khi số lượng mối dính thuốc tại hộp nhử chạy về tổ càng nhiều càng tốt. Khi đó, tốc độ lan truyền ra tổ mối, tới mối chúa cũng gia tăng giúp tiêu diệt mối tận gốc hiệu quả.

Cơ chế của quá trình diệt mối này là khi những con bị nhiễm thuốc trở về tổ sẽ bị mất khả năng kiểm soát và nhận biết đồng loại. Chúng cắn lẫn nhau và tha xác nhau đi. Tổ mối hỗn loạn sẽ khiến chúng phát tín hiệu thu toàn bộ quân đi kiếm ăn bên ngoài về. Trong quá trình đó chính chúng đã tự truyền bệnh cho nhau nhanh chóng hơn và lan truyền rộng hơn, dẫn đến tiêu diệt tận gốc cả tổ mối. Những con mối lính được phái ở lại cũng dần chết đói và chết khát sau khoảng 1 – 2 tuần vì không có khả năng tự ăn gỗ.

3. Kiểm tra và thu dọn quá trình diệt mối

Dựa vào cơ chế của quá trình diệt mối bằng phương pháp sinh học, chúng ta có thể kiểm tra và đánh giá được kết quả thực hiện.

Khi những đường mối không phun thuốc bị khô, chỉ còn vài con mối lính bị chết hoặc sống thoi thóp là đã đạt hiệu quả diệt mối  tận gốc như cơ chế ban đầu.

Lúc này, tiến hành thu dọn sạch sẽ không gian và xử lý những đồ vật diệt mối đúng nơi quy định. Đặc bệt những vùng nông thôn, tránh vứt ra hồ, ao, sông, suối… gây ảnh hưởng và ô nhiễm môi trường.

Để được tư vấn và khảo sát miễn phí xin liên hệ:

Trụ sở chính: 617 – Kim Ngưu – Hai Bà Trưng – Hà Nội

Điện thoại:0246 293 9175. Di động: 097 703 6666

Văn Phòng đại diện : Thành Công – Ba Đình – Hà Nội

Điện thoại: 0246 296 8191. Di động: 0983164032

Văn phòng đại diện: Thụy Khuê – Tây Hồ – Hà Nội

Điện thoại: 0246 293 9175 . Di động:  036 839 8999

Văn phòng đại diện : Thanh Xuân- Hà Nội

Điện thoại : 0243 636 6519. Di động: 036 703 8888

Văn phòng đại diện : Long Biên- Hà Nội

Điện Thoại: 0983164032

Call Now Button