Tìm hiểu mối chúa – “Nữ hoàng” của vương quốc loài mối
Mối có tên khoa học là Isoptera, thuộc nhóm côn trùng và rất gần với loài gián. Mối có tổ chức xã hội rất chặt chẽ gồm: Mối chúa, mối vua, mối thợ và mối lính. Trong đó, loài mối chúa được xem là “kẻ ngồi không hưởng lợi” vì chỉ đảm nhận chức năng sinh sản và điều tiết trong tổ. Chúng có thân hình lớn nhất, lớn hơn mối vua 100 lần. Và lớn hơn mối thợ và mối lính từ 300 đến 1000 lần. Để hiểu rõ hơn về chúng, hãy cùng đọc bài viết này cùng công ty diệt côn trùng Quốc Phong nhé!
Mối chúa là gì? Bí ẩn về loài mối chúa
Mối chúa là loại mối có kích thước cơ thể lớn hơn rất nhiều so với các cấp bậc mối khác như mối thợ, mối lính hay mối vua. Chúng khá dễ nhận biết thông qua phần thân căng mọng màu trắng đục và to bằng cỡ ngón tay cái. Cấu tạo này giúp mối chúa thực hiện chức năng sinh sản để phát triển đàn mối.
Thông thường, mối chúa sẽ trú ngụ tại phần khoan tổ kín đáo nhất và nằm sâu trong lòng đất. Chúng rất hạn chế rời khỏi tổ để lên trên mặt đất, chỉ trừ trường hợp tổ bị nhập úng. Ngoài ra vẫn có trường hợp mối chúa rời tổ chính đến tổ phụ nhằm mục đích an toàn nhưng vẫn phải đảm bảo nơi này không gây hại cho chúng.
Sau đây là một số bí ẩn có thể bạn chưa biết về loài mối chúa:
- Tổ mối có thể có nhiều hơn 1 mối chúa. Chúng là trung tâm vận hành của tổ mối với nhiệm vụ chính là sinh sản để duy trì, phát triển số lượng cá thể trong đàn mối.
- Mối chúa có cấu tạo phần bụng hết sức đặc biệt giúp chúng thực hiện chức năng sinh sản và có thể đẻ hơn 30.000 quả trứng mỗi ngày.
- Mối chúa cũng sản sinh ra pheromone có tác dụng ngăn chặn sự hình thành của những con mối sinh sản thứ cấp. Từ đó giúp duy trì số lượng cá thể trong đàn và kích thước của tổ luôn phù hợp với điều kiện sống xung quanh.
- Mối chúa có kích thước quá lớn vì chứa nhiều trứng nên thường chỉ nằm một chỗ, không thể tự di chuyển đi nơi khác. Tuy nhiên mối thợ trong bầy sẽ đảm nhận nhiệm vụ chăm sóc, giúp đỡ những nhu cầu cơ bản để mối chúa duy trì sự sống.
- Tuổi thọ của mối chúa có thể lên đến hơn 30 năm nếu sống trong điều kiện lý tưởng.
- Mối chúa từng là mối cánh và có thể bay được. Chúng sẽ rời khỏi tổ để tìm kiếm địa điểm thích hợp phát triển một tổ mối mới.
- Mối là loài có thể sinh sản vô tính. Điều này đảm bảo những con mối sinh sản thứ cấp sẽ có gen của mối chúa đầu tiên.
- Mối chúa là đối tượng quan trọng nhất trong tổ mối. Nếu bạn không tiêu diệt được nó thì sẽ không bao giờ diệt trừ tận gốc được tổ mối.
- Trong suốt vòng đời, một con mối chúa có thể sinh sản hơn 165.000.000 trứng mối.
Hình thái bên ngoài và tập tính của mối chúa
Hình thái bên ngoài mối chúa
Mối chúa là con mối to nhất trong tổ mối, có kích thước to lớn hơn nhiều so với các con mối khác. Mối chúa có thể dài tới 15 cm và nặng tới 2 gram. Thân hình của mối chúa phình to do chức năng sinh sản, bụng có thể dài gấp nhiều lần so với đầu và ngực.
Cấu tạo | Đặc điểm |
Đầu | Nhỏ so với bụng, có màu nâu sẫm đến đen. |
Mắt | Rất nhỏ hoặc không có. |
Râu | Ngắn hơn so với các con mối khác. |
Ngực | Nhỏ và có màu nâu sẫm. |
Bụng | Phình to, có màu trắng ngà. Bụng của mối chúa có thể dài gấp nhiều lần so với đầu và ngực, do chức năng sinh sản. |
Chân | Ngắn và có màu nâu sẫm. |
Cánh | Mối chúa không có cánh. |
Tập tính của mối chúa
Mối chúa có những tập tính như sau:
- Mối chúa không tự kiếm ăn mà cần đến sự hỗ trợ từ các con mối thợ. Chúng có thể sinh sản đến 30.000 trứng mỗi ngày, giúp duy trì số lượng cá thể có trong tổ mối.
- Mối chúa đẻ trứng hàng loạt trong tổ và thực hiện nhiệm vụ đó từ ngày này sang ngày khác.
- Khi trứng được sinh ra, nhiệm vụ ấp trứng không cần đến mối chúa mà do mối thợ và mối lính đảm nhiệm.
- Những con mối ấu trùng có thể phân hóa thành mối sinh sản, mối thợ và mối lính tùy vào lượng pheromone do mối chúa tiết ra.
- Mối sinh sản có thể trở thành mối chúa hoặc mối vua và tiếp tục thực hiện nhiệm vụ sinh sản, duy trì nòi giống.
- Mối chúa thường chỉ nằm sâu trong tổ, thực hiện nhiệm vụ sinh sản và rất ít khi ra ngoài, trừ khi tổ bị hư hại.
- Mối chúa còn chỉ huy đàn mối đi tìm thức ăn, nuôi dưỡng ấu trùng, chăm sóc mối chúa, xây dựng tổ,…
- Khi điều kiện môi trường thích hợp, mối chúa sẽ sinh sản ra mối cánh để phân tách thêm đàn mới. Những con mối cánh sẽ rời tổ, bay đi tìm bạn giao phối. Khi chọn được một địa điểm thích hợp, mối cánh sẽ rụng cánh trở thành mối chúa và đẻ trứng để xây dựng nên “vương quốc” mới.
Tác dụng của mối chúa đối với con người
Mối chúa là thần dược cho cơ thể
Mối chúa chứa rất nhiều thành phần dinh dưỡng có lợi cho sức khỏe con người như:
- Chất đạm
- Khoáng chất
- Enzym có ích
- Axit amin con người không tự tổng hợp được
- Một số nguyên tố vi lượng khác
Đây là những chất cần thiết giúp ích cho quá trình sản sinh và tái tạo tế bào của cơ thể, đồng thời làm tăng sức đề kháng, bổ sung năng lượng. Chính vì vậy mối chúa được xem là “thần dược” cho cơ thể con người. Loại thực phẩm này cũng rất dễ chế biến. Bạn có thể kết hợp chúng cùng một vài loại nguyên liệu khác như hành lá, trứng gà,… để tạo nên các món ăn đa dạng từ xào, hấp đến chiên, rang sả ớt,…
Chữa đau nhức xương khớp
Mối chúa chứa các thành phần hoạt tính có tác dụng tăng cường kháng viêm, chống viêm rất hiệu quả. Do đó, người hay bị đau nhức xương khớp và người lớn tuổi có thể sử dụng mối chúa để hỗ trợ chắc khỏe xương và phòng ngừa các bệnh về xương khớp.
Bồi bổ cơ thể
Hàm lượng chất đạm cao trong mối chúa là nguồn thực phẩm tuyệt vời giúp bạn tăng cường sinh lực và sức khỏe. Ngoài ra, khi sử dụng các món ăn chế biến từ mối chúa còn giúp bạn gia tăng sức đề kháng để cơ thể khỏe mạnh hơn.
Bổ thận tráng dương
Phần bụng căng tròn của mối chúa có chứa nhiều chất dinh dưỡng giúp tăng cường sinh lực và cường dương. Đặc biệt các chất đặc biệt này có thể tăng cường việc sinh tinh. Do đó, nếu các cặp vợ chồng đang khó có con hoặc người chồng yếu tinh, tinh dịch ít thì nên sử dụng mối chúa để hỗ trợ tinh trùng khỏe mạnh hơn.
Mặc dù mối chúa là vị thuốc quý nhưng nếu dùng sai cách thì sẽ trở thành liều thuốc độc hại. Thông thường, mối chúa ngâm rượu sẽ mang lại tác dụng tốt hơn khi chế biến thành món ăn. Mỗi buổi tối, nam giới có thể uống từ 1 – 2 chén rượu ngâm mối chúa và không quá 60ml. Liều lượng này là tốt nhất cho cơ thể để bổ thận, tráng dương, tăng cường sinh lý. Còn nếu có cơ địa nhạy cảm, dễ dị ứng thì không nên sử dụng mối chúa.
Sự khan hiếm của mối chúa
Mối chúa thường nằm sâu trong tổ dưới lòng đất và có số lượng không lớn nên thường rất khan hiếm trên thị trường. Nếu bạn muốn mua thì cần đặt trước cả tháng với giá từ 60.000 – 80.000 VNĐ/con. Việc đào mối chúa có thể diễn ra quanh năm nhưng nhiều nhất là vào mùa hè và mùa thu. Bởi lẽ đây là thời gian mối sinh sản nhiều nên rất căng mọng, béo tốt, nhiều chất dinh dưỡng và cũng dễ tìm tổ hơn.
Mối chúa sau khi mua về có thể chế biến ngay khá đơn giản như nướng hoặc tẩm bột chiên. Công dụng mang lại rất hiệu quả, giúp bồi bổ cơ thể, tăng sức đề kháng nên người không còn mệt mỏi như trước nữa. Bên cạnh đó, mối chúa là nguồn thực phẩm sạch từ thiên nhiên, rất an toàn nên được nhiều người mua về trữ tủ lạnh để dùng dần.
Ngoài ra, mối chúa còn được ngâm rượu cùng với củ sâm hoặc đinh lăng để phát huy tác dụng tốt nhất. Một bình rượu có thể ngâm từ 20 – 50 con mối chúa. Trước đây giá cả mối chúa không quá cao nhưng từ khi lợi ích của loài côn trùng này được biết đến rộng rãi thì chúng được săn lùng nhiều hơn. Từ đó khiến giá cả tăng cao và có nguồn cung ngày càng khan hiếm.
Mối chúa có nên bị tiêu diệt không?
Khi bắt gặp một gò mối nổi trên mặt đất, người ta thường không biết rằng bên dưới tổ mối ấy có thể chứa đến hàng triệu con mối. Toàn bộ số mối này đều xuất phát từ trứng của mối chúa. Một con mối chúa có thể đẻ đến 30.000 trứng mỗi ngày và sinh sản hơn 15 triệu quả trứng trong suốt vòng đời.
Như bạn đã biết, thức ăn của mối là cellulose nên chúng luôn tìm cách tấn công các đồ đạc bằng gỗ, nhà ở và công trình xây dựng. Với số lượng bầy đàn lớn và sức công phá 24/7, mối là nỗi ám ảnh của nhiều gia đình khi gây ra tổn thất rất lớn về kinh tế. Chính vì vậy, tiêu diệt mối chúa là điều cần thiết để giúp bạn diệt sạch tận gốc lũ mối đang phá hoại trong nhà mình. Nếu bạn có nhu cầu diệt mối hãy liên hệ ngay công ty diệt mối để đảm bảo an toàn cho sức khỏe và môi trường nhé.
Cách bắt và tiêu diệt mối chúa tại nhà
Cách bắt mối chúa
Để bắt mối chúa, bạn có thể áp dụng các mẹo dân gian hoặc sử dụng phương pháp tìm kiếm hiện đại:
- Dùng mẹo dân gian: Đầu tiên cần xác định vị trí có tổ mối, thường là vùng đất ẩm hoặc có ụ đất đùn lên cao. Sau đó dùng vật cứng, nhọn, dài có thể đào sâu để bắt mối chúa đang nằm ở nơi sâu nhất của tổ. Cách này thường được dùng khi cần bắt sống mối chúa để làm thức ăn hoặc ngâm rượu.
- Dùng phương pháp hiện đại: Để tìm được tổ mối cần sử dụng các dụng cụ chuyên nghiệp như máy siêu âm, máy đo đồng vị phóng xạ, máy đo điện trở,… Cách này thường sử dụng khi cần tiêu diệt tận gốc tổ mối.
Lưu ý rằng mối chúa sau khi bắt cần được xử lý ngay. Lý do là phần bụng chứa nhiều dinh dưỡng của mối chúa sẽ bị vỡ ngay sau khoảng vài phút tiếp xúc ngoài không khí. Trong khi đó đây lại là bộ phận chứa nhiều dinh dưỡng nhất trong cơ thể mối.
Cách diệt mối chúa
Như bạn đã biết, tiêu diệt mối chúa là bước rất quan trọng để diệt trừ triệt để đàn mối. Hiện nay, phương pháp diệt mối phổ biến nhất là sử dụng các loại thuốc diệt mối theo cơ chế lây nhiễm. Khi mối thợ bị nhiễm bệnh chúng sẽ lây lan cho các cá thể khác, kể cả mối chúa trong quá trình chăm sóc. Từ đó, mang lại hiệu quả diệt mối như mong muốn mà không gây hại gì cho con người và môi trường.
Quy trình tiêu diệt mối chúa tận gốc theo phương pháp lây nhiễm thường được áp dụng như sau:
-
Bước 1: Đặt mồi (hộp) nhử mối
Làm ướt hộp nhử mối và đặt trên các tuyến đường đi của mối. Nếu đường đi nằm giữa thì phải cố định hộp nhử bằng giá treo. Số lượng hộp nhử phụ thuộc vào số lượng đường mối ăn và diện tích khu vực cần xử lý. Trên mỗi tuyến đường có thể đặt từ 2 – 3 hộp nhử mối hoặc nhiều hơn tùy theo tình hình thực tế.
-
Bước 2: Phun thuốc diệt mối dạng bột
Sau 10 – 15 ngày, kiểm tra hộp nhử mối nếu thấy có nhiều mối bên trong thì đổ tất cả mối và mồi nhử bên trong hộp vào một chậu khô. Tiếp đó là rắc thuốc diệt mối dạng bột (PMC 90) lên số mối và mồi trong chậu trộn đều. Cuối cùng là cho tất cả chúng vào lại hộp nhử rồi đặt đúng vị trí ban đầu. Sau từ 1 – 2 ngày khi mối thợ bị nhiễm thuốc đã quay về tổ thì dọn dẹp các hộp nhử mối.
-
Bước 3: Phun thuốc diệt mối dạng dung dịch sinh học
Pha dung dịch hóa chất diệt mối dạng dung dịch và cho vào bình xịt. Tiếp đó xịt dung dịch này trên các tuyến đường đi của mối, bề mặt gỗ bị mối tấn công và nơi nghi ngờ có tổ mối để tiêu diệt những con mối còn sót lại và ngăn ngừa sự quay lại của chúng.
Mong rằng những thông tin hữu ích trên đây về loài mối chúa và cách diệt mối tận gốc có thể giải đáp những thắc mắc của bạn và mong bạn sớm tìm được phương pháp diệt mối hiệu quả. Nếu còn thắc mắc gì thì bạn hãy liên hệ Quốc Phong để được tư vấn ngay hôm nay.
- Công ty diệt mối uy tín xem tại đây:https://dietmoiquocphong.vn/diet-moi-tan-goc
-
Để được tư vấn và khảo sát miễn phí xin liên hệ:
Trụ sở chính: 80 Yên Lạc – Hai Bà Trưng – Hà Nội
Điện thoại: 0367038888
Văn Phòng đại diện : Thành Công – Ba Đình – Hà Nội
Điện thoại: 0246 296 8191. Di động: 0983164032
Văn phòng đại diện: Thụy Khuê – Tây Hồ – Hà Nội
Điện thoại: 0246 293 9175 . Di động: 036 839 8999
Văn phòng đại diện : Thanh Xuân- Hà Nội
Điện thoại : 0243 636 6519. Di động: 036 703 8888
Văn phòng đại diện : Long Biên- Hà Nội
Điện Thoại: 0983164032
- Hoàn Tiền 100% nếu không Diệt Hết MốiKý Hợp Đồng Công Ty và có hóa đơn đỏ Có Văn Phòng khắp Hà Nội và các tỉnh lân cận:Văn Phòng Diệt Mối Tận Gốc Tại Ba Đình, Hà Nội
Văn Phòng Diệt Mối Tận Gốc Tại Ba Vì, Hà Nội
Văn Phòng Diệt Mối Tận Gốc Tại Bắc Từ Liêm, Hà Nội
Văn Phòng Diệt Mối Tận Gốc Tại Dịch Vọng, Cầu Giấy, Hà Nội
Văn Phòng Diệt Mối Tận Gốc Tại Chương Mỹ, Hà Nội
Văn Phòng Diệt Mối Tận Gốc Tại Đan Phượng, Hà Nội
Văn Phòng Diệt Mối Tận Gốc Tại Đông Anh, Hà Nội
Văn Phòng Diệt Mối Tận Gốc Tại Đống Đa, Hà Nội
Văn Phòng Diệt Mối Tận Gốc Tại Đa Tốn, Gia Lâm, Hà Nội
Văn Phòng Diệt Mối Tận Gốc Tại Khu đô thị Xa La, Phúc La, Hà Đông, Hà Nội
Văn Phòng Diệt Mối Tận Gốc Tại Phố Huế, Hai Bà Trưng, Hà Nội
Văn Phòng Diệt Mối Tận Gốc Tại Minh khai, Hoài Đức, Hà Nội
Văn Phòng Diệt Mối Tận Gốc Tại Hàng Trống, Hoàn Kiếm, Hà Nội
Văn Phòng Diệt Mối Tận Gốc Tại Hoàng Liệt, Hoàng Mai, Hà Nội
Văn Phòng Diệt Mối Tận Gốc Tại Giang Biên, Long Biên, Hà Nội
Văn Phòng Diệt Mối Tận Gốc Tại Xã Đại Thịnh, Huyện Mê Linh, Hà Nội
Văn Phòng Diệt Mối Tận Gốc Tại Xã Phùng Xá, Huyện Mỹ Đức, Hà Nội
Văn Phòng Diệt Mối Tận Gốc Tại Lê Đức Thọ, Phường Mỹ Đình 1, Quận Nam Từ Liêm, Hà Nội
Vinh Hạ – Vĩnh Ninh, Xã Tri Thủy, Huyện Phú Xuyên, Hà Nội
Văn Phòng Diệt Mối Tận Gốc Tại Thị trấn Phúc Thọ, Huyện Phúc Thọ, Hà Nội
Văn Phòng Diệt Mối Tận Gốc Tại Xã Phú Cát, Huyện Quốc Oai, Hà Nội
Văn Phòng Diệt Mối Tận Gốc Tại Đường Núi Đôi, Xã Phù Linh, Huyện Sóc Sơn, Hà Nội
Văn Phòng Diệt Mối Tận Gốc Tại Thanh Vị, Phường Sơn Lộc, Thị xã Sơn Tây, Hà Nội
Văn Phòng Diệt Mối Tận Gốc Tại Phường Xuân La, Quận Tây Hồ, Hà Nội
Văn Phòng Diệt Mối Tận Gốc Tại Xã Thạch Hòa, Huyện Thạch Thất, Hà Nội
Văn Phòng Diệt Mối Tận Gốc Tại Xã Phương Trung, Huyện Thanh Oai, Hà Nội
Văn Phòng Diệt Mối Tận Gốc Tại Xã Tứ Hiệp, Huyện Thanh Trì, Hà Nội
Văn Phòng Diệt Mối Tận Gốc Tại Phường Khương Trung, Quận Thanh Xuân, Hà Nội
Văn Phòng Diệt Mối Tận Gốc Tại Lê Lợi,, Thường Tín,, Hà Nội
Văn Phòng Diệt Mối Tận Gốc Tại Hoàng Quốc Việt, Xã Đồng Tân, Huyện Ứng Hòa, Hà Nội
Quý khách hàng bấm vào đây để tìm địa chỉ gần nhà mình nhất:Diệt Mối Tận Gốc
Đội ngũ nhân viên Diệt Mối Quốc Phong
Gọi ngay: 036.703.8888