Nguyên nhân và cách xử lý khi bị bọ chét cắn

Bọ chét là một loại côn trùng nhỏ sống nhờ vào máu của vậy chủ, có thể là chó, mèo, chuột hoặc người. Loại côn trùng này thường xuất hiện ở môi trường có vật nuôi và gây ra vết cắn trên người. Người bị bọ chét cắn có thể sẽ bị lây nhiễm mầm bệnh hoặc gây ra tình trạng dị ứng, viêm da tại chỗ. Vậy bị bọ chét cắn có sao không và cách xử lý ra sao? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây của công ty Quốc Phong nhé!

Bọ chét kí sinh trên da người

Nguyên nhân và các yếu tố nguy cơ bị bọ chét cắn

Có không ít người thắc mắc rằng “tại sao lại bị bọ chét cắn?”. Trên thực tế, con người không phải là mục tiêu chính của bọ chét, vì chúng thích lựa chọn các loài động vật khác làm vật chủ. Bọ chét chỉ chú ý đến con người khi chúng đói và chưa tìm được vật chủ phù hợp.

Việc nuôi thú cưng trong nhà sẽ làm tăng nguy cơ bị bọ chét cắn. Tuy nhiên, ngay cả khi bạn không nuôi thú cưng thì vẫn có nguy cơ bị bọ chét “tấn công” vì chúng có thể tồn tại trong sân vườn, thảm cỏ, sàn nhà hoặc thậm chí từ vật nuôi của người khác.

Bọ chét thích ẩn náu trong cỏ cao và khu vực có bóng râm, như đống gỗ, kho chứa đồ. Trong nhà, bọ chét thường lẩn trốn trong thảm, kẽ bàn ghế, giường và các khe nứt trên sàn hay tường.

Bị bọ chét cắn có sao không?

Lông chó mèo là nơi cư trú của các loài bọ ký sinh, điều này khiến không ít người gặp tình trạng bị bọ chét cắn. Vết cắn thường có màu đỏ và hình thành dọc theo đường cắn. Các vùng dễ bị cắn nhất là bắp chân, mắt cá chân, mu bàn tay… khi vuốt ve hoặc tiếp xúc với vật nuôi. Ngoài ra, trong một số trường hợp, vết cắn cũng có thể xuất hiện ở vùng cổ, eo, nách hoặc các vùng khác.

Vậy bị bọ chét cắn có sao không? Khi bị bọ chét cắn sẽ có cảm giác rất ngứa, đau hoặc nhói xung quanh vết cắn. Ngoài ra, trên da có thể xuất hiện mẩn ngứa hoặc phát ban. Mặc dù vết thương do bọ chét gây ra không nghiêm trọng, nhưng khi chúng ta gãi và làm tổn thương da, có nguy cơ bị nhiễm trùng do sự phát triển của vi khuẩn.

Nếu gặp các triệu chứng như sưng và đau dữ dội xung quanh vết cắn hoặc phát ban quá mức, hãy đến gặp bác sĩ ngay vì đây có thể là triệu chứng của nhiễm trùng. Trong một số trường hợp, bọ chét có thể truyền các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm qua vết cắn, ví dụ như sốt phát ban, bệnh dịch hạch,… Bọ chét trên chó và mèo cũng có thể lây truyền sán dây cho con người nếu ta không cẩn thận.

Viết cắn của bọ chét

Cách xử lý khi bị bọ chét cắn

Hầu hết các trường hợp bị bọ chét cắn đều không cần điều trị. Tuy nhiên, người bị cắn cũng cần theo dõi các vết cắn để nhận biết sớm các phản ứng dị ứng hoặc nhiễm trùng như phát ban hoặc mụn nước trắng để xử lý kịp thời.

Theo các chuyên gia sức khỏe, có rất nhiều cách trị bọ chét cắn người, từ những biện pháp đơn giản tại nhà cho đến việc sử dụng thuốc không cần đơn. Một số loại thuốc có thể sử dụng để bôi khi bị bọ chét cắn như kem dưỡng da chứa calamine, cortisone, thuốc kháng histamin.

Ngoài ra, bạn cũng có thể áp dụng các biện pháp trị bọ chét cắn tại nhà dưới đây:

  • Rửa vết bọ chét cắn: Sử dụng xà phòng sát khuẩn để rửa vết thương và hạn chế nguy cơ nhiễm trùng.
  • Chườm lạnh: Sử dụng túi chườm lạnh thường xuyên để giảm sưng tấy vùng bị cắn. Tuyệt đối không gãi vùng bị cắn để tránh làm tổn thương da.
  • Bôi nước trà xanh: Dùng một ít trà xanh và lấy nước xoa lên vùng da bị tổn thương rồi dùng khăn lau lại hẹ nhàng sẽ giúp làm dịu da, giảm sưng và giúp vết thương mau lành.
  • Thoa gel lô hội: Lấy gel lô hội từ trong lá và thoa lên vết thương trong khoảng 15 phút, sau đó rửa lại bằng nước ấm. Cách này giúp giảm viêm, kích ứng và nhanh chóng lành vết thương.

Cách phòng tránh cắn bọ chét

Ngoài những thắc mắc xoay quanh vấn đề bị bọ chét cắn có sao không thì việc phòng tránh bọ chét là điều quan trọng để bảo vệ sức khỏe. Để tránh bị bọ chét cắn, bạn có thể tham khảo một số biện pháp sau đây:

  • Mặc quần áo che chắn: Khi tiếp xúc với môi trường nơi có thể tồn tại bọ chét, hãy mặc quần áo dài tay và giày đóng để che chắn da khỏi bị cắn.
  • Sử dụng kem chống muỗi: Sử dụng kem chống muỗi hoặc kem chống côn trùng có chứa chất chống côn trùng để giảm khả năng bọ chét cắn.
  • Kiểm tra đồ đạc và vật nuôi: Trước khi mang đồ đạc hay vật nuôi vào nhà, hãy kiểm tra kỹ để đảm bảo không có bọ chét.
  • Giữ vệ sinh nhà cửa: Quét, lau chùi và diệt trừ côn trùng định kỳ trong nhà cửa để giảm nguy cơ bọ chét xâm nhập.
  • Tránh tiếp xúc với vùng có nhiều bọ chét: Nếu có thể, hạn chế tiếp xúc với vùng có nhiều bọ chét, như các khu vực rừng rậm hoặc đồng cỏ cao.
  • Tìm hiểu về khu vực đích thực: Trước khi đi du lịch đến một khu vực mới, tìm hiểu về tình hình bọ chét trong khu vực đó và áp dụng biện pháp phòng tránh thích hợp.
  • Kiểm tra cơ thể sau khi tiếp xúc: Sau khi tiếp xúc với môi trường có khả năng có bọ chét, hãy kiểm tra cơ thể và tìm hiểu xem có bất kỳ dấu hiệu nào của bọ chét.
  • Ngoài ra, nếu bạn thấy bất kỳ triệu chứng nào như sưng, ngứa, phát ban nặng hoặc viêm nhiễm sau khi bị cắn bởi bọ chét, hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ để được tư vấn và điều trị phù hợp.
  • Trên đây là một số thông tin giải đáp cho câu hỏi
  • bọ chét cắn có sao không ?cũng như cách xử lý an toàn khi bị bọ chét cắn. Đồng thời, hãy áp dụng các biện pháp phòng tránh để bảo vệ sức khỏe của mình và ngăn ngừa các vấn đề do bọ chét gây ra. Hy vọng bài viết trên đã giúp bạn có nhiều thông tin bổ ích để có thể bảo vệ chính mình và gia đình thân yêu nhé!

    Để được tư vấn miễn phí xin liên hệ:

    Trụ sở chính: 80 Yên Lạc – Hai Bà Trưng – Hà Nội

    Điện thoại: 0367038888

    Văn Phòng đại diện : Thành Công – Ba Đình – Hà Nội

    Điện thoại: 0246 296 8191. Di động: 0983164032

    Văn phòng đại diện: Thụy Khuê – Tây Hồ – Hà Nội

    Điện thoại: 0246 293 9175 . Di động:  036 839 8999

    Văn phòng đại diện : Thanh Xuân- Hà Nội

    Điện thoại : 0243 636 6519. Di động: 036 703 8888

    Văn phòng đại diện : Long Biên- Hà Nội

    Điện Thoại: 0983164032

Call Now Button