Đặc điểm của bọ chét?

 

Bọ chét hút máu người

Bọ chét là những côn trùng hút máu nhỏ, không cánh (thuộc bộ Siphonaptera) có đặc điểm chuyển động nhảy. Nó chủ yếu hút máu động vật.

Những loài quan trọng nhất là bọ chét chuột, bọ chét người và bọ chét mèo. Những vết đốt của chúng dẫn đến tấy rát, khó chịu và mất máu. Bọ chét chuột là vật chủ yếu truyền bệnh dịch hạch và sốt phát ban. Bọ chét mèo là vật truyền sán dây.

Vòng đời của bọ chét gồm 4 giai đoạn: trứng, ấu trùng, nhộng và trưởng thành. Bọ chét trưởng thành dài 1-4mm và có thân dẹt theo hai bên, không có cánh và chân phát triển mạnh để nhảy. Màu sắc thay đổi từ hơi nâu đến nâu đen. Ấu trùng dài 4-10mm, màu trắng, chúng không có chân nhưng rất cơ động. Kén được ngụy trang tốt vì rất dính và nhanh chóng được các hạt bụi, cát mịn bao quanh.

Cả bọ chét đực và cái đều hút máu. Bọ chét tránh ánh sáng và hầu hết đều thấy trong các đám lông tơ hoặc lông vũ của động vật hoặc ở giường ngủ, quần áo của con người. Hầu hết các loài bọ chét đốt máu một hoặc hai loài vật chủ, nhưng khi vắng mặt vật chủ ưa thích nó đốt người hoặc các động vật khác. Bọ chét trưởng thành có thể nhịn đói, sống được vài tháng. Bọ chét di chuyển bằng cách nhảy, một số loài có thể nhảy cao đến 30cm.

Các bệnh gây ra do bọ chét

Bọ chét kí sinh trùng trên da người

Con người thường bị bọ chét mèo (Ctenocephalis felis) đốt nhiều nhất, sau đó là bọ chét chó (C. canis), bọ chét người (Pulex irritans). Bọ chét đốt gây ngứa và đôi khi rất khó chịu. Bị đốt nhiều có thể dẫn dến dị ứng và viêm da.

Vi khuẩn dịch hạch được bọ chét truyền và con người có thể nhiễm bệnh do bị bọ chét đã hút máu động vật bị dịch hạch đốt. Trước đây, dịch hạch đã được gọi là các chết đen và là nguyên nhân gây ra các vụ dịch thảm khốc.

Bệnh sốt phát ban do bọ chét còn gọi là sốt phát ban chuột. Nó được lây lan chủ yếu do bọ chét chuột và bọ chét mèo, con người bị lây nhiễm do sự ô nhiễm từ phân khô và xác bọ chét.

Các biện pháp phòng chống

Các biện pháp phòng chống được sử dụng tùy thuộc vào mục tiêu là diệt bọ chét truyền bệnh hay bọ chét thông thường.

Để phòng chống dịch hạch và dịch sốt phát ban do bọ chét truyền xảy ra ở thành phố phải kết hợp 2 biện pháp diệt chuột và rắc hóa chất diệt vào nơi sống của chuột để diệt bọ chét.

Đối với các loài bọ chét gây phiền hà có thể sử dụng các biện pháp tự bảo vệ cá nhân như chất xua, dùng quần áo tẩm hóa chất diệt côn trùng. Vệ sinh nhà của, phòng ngủ, thường xuyên giặt chăn màn, phun hoặc rắc hóa chất diệt côn trùng vào các khe, kẽ, góc phòng. Đối với bọ chét chó, mèo sử dụng hóa chất rắc, phun, tắm vào lông của chúng, hoặc dùng lufenuron. Lufenuron theo máu được bọ chét cái hút vào khi đốt vật chủ có tác dụng ngăn cản sự phát triển của trứng. Ngoài ra, có thể sử dụng vòng cổ có tẩm hóa chất diệt bọ chét cho động vật

Để được tư vấn và khảo sát miễn phí xin liên hệ:

Trụ sở chính: 80 Yên Lạc – Hai Bà Trưng – Hà Nội

Điện thoại: 0367038888

Văn Phòng đại diện : Thành Công – Ba Đình – Hà Nội

Điện thoại: 0246 296 8191. Di động: 0983164032

Văn phòng đại diện: Thụy Khuê – Tây Hồ – Hà Nội

Điện thoại: 0246 293 9175 . Di động:  036 839 8999

Văn phòng đại diện : Thanh Xuân- Hà Nội

Điện thoại : 0243 636 6519. Di động: 036 703 8888

Văn phòng đại diện : Long Biên- Hà Nội

Điện Thoại: 0983164032

Call Now Button