Bọ xít hút máu người làm trẻ em sốt cao

Gia đình em nhỏ đã phát hiện 1 con bọ xít màu đen dài, có 2 dãy vạch màu cam trên lưng, đầu nhọn, 6 chân, không cánh.

Mới đây một bé gái 4 tuổi ở số nhà 92/11, tổ 12, phường Thượng Thanh, quận Long Biên, thành phố Hà Nội bị 1 loại bọ xít hút chích máu gây sưng tấy, sốt cao, và nhiều người dân khác cũng phát hiện loại bọ xít này, làm nhiều người lo ngại nguy cơ bùng phát ổ dịch bọ xít.

Ngày 17/9, cháu Từ Phạm Thùy Dương đã hết sốt, vết bọ xít cắn trên khuỷu tay cũng đã mờ và khỏi hẳn. Anh Từ Xuân Quảng, bố cháu Thùy Dương cho biết 4 ngày nay cháu đã ăn ngủ tốt, không còn biểu hiện đau, nhức, gia đình cũng đã cho cháu đi học trở lại.

Trước đó, tối 11/9, trên khủy tay cháu Thùy Dương xuất hiện một vết đỏ, vết này nhanh chóng sưng to, lan rộng, căng cứng cả mảng da, làm cháu đau nhức khó chịu và bị sốt 39 độ C. Ngay sau đó gia đình phát hiện một con bọ xít màu đen dài, có 2 dãy vạch màu cam trên lưng, đầu nhọn, 6 chân, không cánh đang bò trên sàn nhà.

Anh Từ Xuân Quảng cho biết: “Tôi cũng rất sợ rất hoang mang, lúc đấy tôi bình tĩnh lại tôi bảo xem đúng hay không vết cắn này ra sao, nên xử trí con như thế nào? Và tôi dùng thử thuốc tiêu độc, cho cháu uống thuốc hạ sốt. Sau 2 đến 3 ngày cháu cũng đỡ, mà  tinh thần của cháu cũng vẫn thoải mái bình thường. Tôi cảm thấy rất sợ vì không biết là ở đây có nhiều hay có ít. Tôi muốn mọi người cùng cộng đồng biết được con bọ xít đấy như thế nào, ra sao để phòng tránh được để không trở thành dịch lớn”.

Nhà anh Quảng khá thoáng mát. Tuy nhiên ngay bên cửa sổ có một vườn cây, trên vườn có rất nhiều lớp lá khô, đây có thể là môi trường cho loài bọ xít này trú ngụ và phát triển. Theo bác sỹ Trương Bích Thảo, Trạm Trưởng Trạm Y tế phường Thượng Thanh, quận Long Biên thì trên địa bàn phường chưa từng phát hiện bọ xít hút máu người. Trường hợp cháu Thùy Dương bị đốt là trường hợp đầu tiên, nhưng gia đình không đưa đến cơ sở y tế để khám chữa. Để đảm bảo an toàn cho người bị bọ xít đốt, bác sỹ Trương Bích Thảo khuyến cáo người dân không nên tự ý dùng thuốc chữa trị:

“Trước tình hình như thế thì phải báo ngay lên cơ sở y tế để biết, để có phương pháp xử lý. Thứ nhất vết thương phải có biện pháp sát trùng, lau rửa sạch sẽ, bác sỹ nhìn để xem nó như thế nào. Nếu bị nhiễm trùng thì cần phải xử lý khác, nếu nó chưa nhiễm trùng gì cả thì phải xử lý cách khác. Quan trọng nhất vẫn phải tổng vệ sinh môi trường không hoang mang lo lắng, vệ sinh sạch sẽ để diệt hết những con bọ”.

Cũng trong tháng 9, gia đình anh Quân ở Khu tập thể dầu khí, ngõ 86 phố Chùa Hà, quận Cầu Giấy đã phát hiện một con bọ xít bay vào nhà và có những đặc điểm trùng khớp với loại bọ xít hút máu người. Gia đình chị Lê Thị Minh, ở Thạch Thất, Hà Nội cũng bắt được một con bọ xít tương tự trong nhà. Đầu tháng 9 này, gia đình bà Nguyễn Thị Kim Liên, phường Hải Cảng, thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định cũng bắt được 3 con bọ xít, Viện Sốt rét – Ký sinh trùng – Côn trùng Quy Nhơn (Bộ Y tế), đã tiếp nhận số bọ xít này và khẳng định đây là bọ xít hút máu người.

Tiến sỹ Trương Xuân Lam, Trưởng phòng Nghiên cứu Côn trùng học Thực nghiệm Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật cho biết: thời điểm này là mùa sinh sản của bọ xít, vì vậy chúng rất cần thức ăn là máu động vật và trong đó có cả máu người. Bọ xít người dân bắt được là loài bọ xít hút máu có nguồn gốc từ Trung, Nam Mỹ du nhập vào. Đây là côn trùng đóng vai trò trung gian truyền bệnh Chagas gây mệt mỏi, buồn ngủ, giảm trí nhớ cho hàng loạt người dân ở Châu Phi.

Năm 2010, nhiều địa phương như Hà Nội, Vĩnh Phúc, Thừa Thiên – Huế, Đà Nẵng, thành phố Hồ Chí Minh… cũng phát hiện, ngành chức năng đã lấy mẫu nghiên cứu và diệt trừ các ổ bọ xít này. Kết quả nghiên cứu cho thấy chưa phát hiện mầm bệnh Chagas trên bọ xít hút máu người ở nước ta.

Để phòng trừ bọ xít hút máu, người dân cần thường xuyên vệ sinh nhà cửa, giường chiếu và khu vực quanh nhà để kịp thời phát hiện và diệt loại bọ xít này. Các chuyên gia y tế cũng khuyến cáo nếu bị bọ xít cắn cần đến cơ sở y tế khám để có biện pháp điều trị hợp lý, tránh tình trạng để vết cắn bị xây xước, nhiễm trùng lâu gây biến chứng./.

Theo VOV

Để được tư vấn và khảo sát miễn phí xin liên hệ:

Trụ sở chính: 80 Yên Lạc – Kim Ngưu – Hai Bà Trưng – Hà Nội

Điện thoại:043 636 8209. Di động: 036 703 8888

Văn Phòng đại diện: Thành Công – Ba Đình – Hà Nội

Điện thoại: 046 296 8191. Di động: 0977 03 6666

Văn phòng đại diện: Tây Hồ – Hà Nội

Điện thoại: 046 293 9175

Văn phòng đại diện: Thanh Xuân- Hà Nội

Điện thoại : 043 636 6519.

Văn phòng đại diện: Long Biên- Hà Nội

Điện Thoại: 0983164032

Văn phòng đại diện: Từ Liêm – Hà Nội

Điên thoại: 0368398999

Văn phòng đại diện: Khu ĐT mới An Hưng – Hà Đông – Hà Nội

Di động: 036.703.8888
Call Now Button