Tác hại của chuột từ lâu đã trở thành mối lo ngại của các hộ gia đình, đặc biệt nó còn là nguồn gốc lây nhiễm và gây ra rất nhiều căn bệnh nguy hiểm.
Chuột không chỉ gây ra những phiền toái trong đời sống của chúng ta, mà còn là tác nhân trung gian truyền nhiễm và khiến chúng ta mắc phải những căn bệnh nguy hiểm. Tuy nhiên, số lượng chuột trong nhà của chúng ta khá lớn, lại không dễ dàng để tiêu diệt tận gốc, cho nên càng đe dọa tới sức khỏe và công việc sinh hoạt hằng ngày hơn. Vậy tác hại của chuột là gì?
Tác hại của chuột:
Làm hỏng công trình, cắt đứt giây điện
Đặc tính của chuột là rất hay cắn phá các vật dụng, thậm chí là những đồ vật cứng, chắc. Vì thế, loài vật này có thể cắn phá đồ dùng trong gia đình của chúng ta, thậm chí cắn đứt cáp điện, gây mất điện thậm chí là cháy nổ, thiệt hại công trình.
Ăn lương thực, phá hoại hàng hóa trong kho và hoa màu
Chuột rất thích cắn phá những loại lương thực, hoa màu hoặc hàng hóa được cất trữ lâu ngày trong kho. Vì thế, điều này có thể gây ra không ít thiệt hại, mất mát cho bà con nông dân.
Tại những khu vực trồng trọt lương thực, hoa màu hoặc cất trữ hàng hóa, chuột rất hay làm hang, ổ nhờ có điều kiện đất đai, khí hậu và đặc điểm ẩm thấp phù hợp. Cho nên, tình trạng mùa màng bị phá hoại càng trở nên phổ biến hơn.
Cắn nát quần áo, sách vở, tài liệu
Chắc hẳn ai cũng đã từng đối mặt với tình trạng bị chuột cắn phá đồ dùng, tài liệu, sách vở,… Những vật dụng này thường mềm, nhẹ và được đặt ở những khu vực ấm áp, có nhiều đồ đặt để xung quanh, cho nên càng thu hút sự chú ý của chuột.
Lan truyền bệnh tật
Đây là một trong những tác hại nguy hiểm của loài chuột mà chúng ta cần phải chú ý. Do sống ở môi trường kém vệ sinh và thường xuyên tiếp xúc với vi khuẩn, chuột có thể mang trong mình rất nhiều mầm bệnh. Các ký sinh trùng gây bệnh bám trên chuột có thể gây kích ứng, bệnh ngoài da, thậm chí là xâm nhập vào cơ thể con người, đe dọa tới sức khỏe và tính mạng.
Tác hại của chuột và những căn bệnh phổ biến do chuột gây ra:
Dịch hạch
Đây là một căn bệnh khá nguy hiểm, được truyền từ chuột sang người thông qua trung gian là bọ chét.
Vì sống trong môi trường bẩn thỉu, mất vệ sinh, thường xuyên tiếp xúc với mầm bệnh, cho nên chuột bị bọ chét ký sinh và hút máu. Đây cũng là cơ chế khiến bọ chét bị nhiễm bệnh, từ đó truyền truyền bệnh sang cho người khi tiếp xúc và hút máu người.
Người mắc bệnh dịch hạch có biểu hiện đặc trưng là sốt, ớn lạnh, hạch mạch huyết sưng, nóng, đỏ đau. Nếu như nghiêm trọng hơn, người bệnh có thể bị viêm phổi nặng.
Bệnh vàng da xuất huyết
Đây cũng là một căn bệnh tương tự như sốt xuất huyết gây ra bởi muỗi vằn. Tuy nhiên, những triệu chứng có thể diễn biến phức tạp và nghiêm trọng hơn. Nếu như bệnh diễn biến xấu đi, người bệnh có thể xuất hiện triệu chứng vàng da, bao gồm cả lòng trắng của mắt, kèm theo các triệu chứng như sốt, vàng da, vàng mắt, sưng huyết kết mạc, đau cơ, nổi hồng ban, xuất huyết trong,…
Hiện nay, căn bệnh này vẫn chưa có thuốc đặc trị, cho nên để phòng chống và ngăn ngừa, chúng ta nên tiêm vắc xin để hạn chế nguy cơ mắc bệnh một cách tốt nhất.
Bệnh do vi khuẩn Salmonella
Vi khuẩn Salmonella thường có trong phân chuột, hay một số loại thú cưng, loài gặm nhấm,…người bệnh có thể nhiễm bệnh do tiếp xúc trực tiếp với phân hay thực phẩm do chuột ăn dở, làm ô nhiễm.
Bệnh khởi phát nhanh trong vòng từ 12-27 giờ đồng hồ, với triệu chứng sốt, tiêu chảy, đau quặn bụng. Tuy nhiên, căn bệnh này không quá nguy hiểm bởi bệnh sẽ tự khỏi trong vòng 4-7 ngày mà không cần điều trị.
Sốt chuột cắn
Chuột rất ít khi tấn công người, nhưng nếu bạn vô tình bị chúng cắn phải sẽ rất nguy hiểm. Vết cắn chứa nước bọt của chuột có thể khiến bạn bị bệnh dại, hoặc nguy hiểm hơn là bị sốt chuột cắn.
Căn bệnh này do các loại vi khuẩn sống trong nước bọt của chuột gây ra. Theo vết cắn, nhiễm vào máu và gây nên hiện tượng sốt cho bạn.
Sau 2-10 ngày bị chuột cắn sẽ phát bệnh. Người bệnh sẽ có triệu chứng sốt, nôn mửa, đau khớp, đau cơ, xuất hiện hồng ban hoặc xuất huyết dưới da.
Căn bệnh này có thể điều trị khỏi bằng kháng sinh.
Thông qua việc nắm được những tác hại của chuột mà chúng tôi đề cập trên đây, hi vọng bạn đọc sẽ có thêm thông tin và nâng cao ý thức của mình trong việc tiêu diệt, ngăn ngừa và phòng chống sự sinh sôi, phát triển cũng như gây hại của loài vật này. Để tham khảo thêm những bài viết có chủ đề tương tự, vui lòng truy cập website https://dietmoiquocphong.vn/ nhé.
Để được tư vấn và khảo sát miễn phí xin liên hệ:
Trụ sở chính: 80 Yên Lạc – Hai Bà Trưng – Hà Nội
Điện thoại: 0367038888
Văn Phòng đại diện : Thành Công – Ba Đình – Hà Nội
Điện thoại: 0246 296 8191. Di động: 0983164032
Văn phòng đại diện: Thụy Khuê – Tây Hồ – Hà Nội
Điện thoại: 0246 293 9175 . Di động: 036 839 8999
Văn phòng đại diện : Thanh Xuân- Hà Nội
Điện thoại : 0243 636 6519. Di động: 036 703 8888
Văn phòng đại diện : Long Biên- Hà Nội
Điện Thoại: 0983164032